Forum cua Quân Đoàn Oblivion
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Do nhiều bạn trong đoàn hoặc các bạn khác không tạo được ID của 4rum, thì hãy dùng ID và pass này để truy cập và post câu hỏi cùng nhau thảo luận . ID : oblivion2012 - password : ngoalong2012
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối

Go down 
Tác giảThông điệp
SebastianZ
Admininstrator
SebastianZ


Tổng số bài gửi : 106
Reputation : 0
Join date : 05/03/2012
Age : 32

Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối   Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối EmptySat Mar 24, 2012 1:25 pm

29. Tôn Quyền
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070448901545542001_574_574

Trọng Mưu kế nghiệp cha anh, xét ra là người kém nhất nhà họ Tôn trong việc ra trận cầm quân, nhưng theo lời Tôn Sách thì là người biết trị quốc dùng người. Đúng là dưới thời Tôn Quyền, nhà Ngô phát triển thịnh nhất; quyết định lớn nhất của ông là liên minh với Thục chống Tào. Tuy không thực sự nổi bật nhất trong 3 vị chúa 3 nước lớn Nguỵ Thục Ngô nhưng cuộc đời ông xem ra là công thành danh toại nhất.
Có người em gái gả cho Lưu Bị, xét về thứ bậc thì làm anh rể, thực ra chỉ lợi dụng để tìm cách chiếm lại Kinh Châu mà thôi, đúng là Giang Đông lắm mưu sĩ, cách hành sự cũng ít nhiều gian manh. Chỉ tiếc trời không chiều lòng người, Quốc thái nhà Ngô lại yêu mến Lưu Bị, làm cho mưu kế Tôn Quyền phá sản. Sau này, quân Giang Đông dùng đúng thực lực của mình lấy lại được Kinh Châu, giết được Quan Vũ, so ra cũng hổ báo chẳng kém ai. Thế rồi khi chặt đầu Quan Công, sợ bị trả thù mới đem đầu ấy mà dâng Tào Tháo, thật làm người ta buồn cười Tôn Quyền đến hồi 108 mới quy tiên, thọ 71 tuổi, truyền ngôi cho Tôn Lượng, nước Ngô giữ cũng được vài chục năm thì truyền cho Ô Trình Hầu Tôn Hạo. Tôn Hạo hoang dâm vô độ, tin bọn tướng số bói toán, nước nhà mục nát, đến năm thứ 10 thì nhà Ngô mất, triều đại cuối cùng trong thế tam phân về tay nhà Tư Mã từ đây.

30. Chu Du
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 1307020429959308886_574_574

Công Cẩn theo Tôn Sách từ những ngày đầu khởi nghiệp, sau này lại một lòng thờ Tôn Quyền, người Giang Đông coi ông như khai quốc công thần. Ngoài nghiệp binh thư, Tam Quốc Chí miêu tả Chu Du còn có tài cầm, kỳ, thi, hoạ thiên bẩm, tiếc là bụng dạ hẹp hòi mà thôi. Chu Du thành danh kể từ sau trận Xích Bích đại thắng quân Tào, nhưng cũng từ đây mà ông lụi bại do gặp Khổng Minh.
Công Cẩn mất khi mới 36 tuổi, tiếc thay tuổi trẻ anh hùng, Giang Đông cũng mất đi chiến tướng cơ mưu số một.
Câu nói của Chu Du trước khi mất có lẽ quá nổi tiếng không ai không biết:
“Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”
Ông mất, Khổng Minh thân chinh sang Đông Ngô viếng tang, nửa là thật lòng, nửa có ý đùa bỡn, duy có Bàng Sĩ Nguyên là nhận ra thôi
Lại nói nhà Ngô ngoài địa lợi có sông Trường Giang hiểm trở mà dễ phòng ngự khó tấn công, còn có dàn tướng rất thạo thuỷ chiến một dạ trung thành. Do điều kiện không cho phép, xin điểm qua một vài tướng tài của quân Đông Ngô.

31. Hoàng Cái
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070205111755181453_574_574

Là 1 vị tướng già bản lĩnh hơn người đi theo Tôn Kiên từ những ngày đầu dẹp loạn đãng khăn vàng ,tuổi tuy cao nhưng vẫn còn dũng mãnh, để trá hàng Tào Tháo ông cụ đã chịu đòn đau đớn với mục đích chứng minh mình ko còn quan hệ gì với nhà họ Tôn,đồng thời ông cũng là người châm ngòi lửa đốt thuyền trong trận Xích Bích huyền thoại,ngoài Cam Ninh ra ông còn là người rất giỏi về thủy chiến.

32. Chu Thái
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070204291882374060_574_574

33. Lăng Thống
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 1307020591113149965_574_574

Lăng Thống (189 - 237) tên chữ Lăng Công Tục, là một tướng của Đông Ngô. Ông cùng với cha là Lăng Tháo theo Tôn Sách khi Sách đi đánh Nghiêm Bạch Hổ và Vương Lãng. Ông đã phục vụ cho Đông Ngô trong thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Lăng Thống sinh ở Dư Hàng, Chiết Giang.

Khi Tôn Quyền đi đánh Hoàng Tổ, cha ông bơi thuyền bị Cam Ninh bắn chết. Lúc này ông mới có 15 tuổi mà đã ra sức cướp được xác cha về. Sau đó, Cam Ninh hàng Tôn Quyền. Mang thù hằn trong lòng, ông luôn tìm cách giết Cam Ninh

Về sau, đánh nhau với Nhạc Tiến ở Hợp Phì, ông bị Tào Hưu lén bắn tên trúng ngựa làm ông ngã xuống đất, Nhạc Tiến định vác giáo lại đâm thì Cam Ninh đã kịp bắn tên trúng ngay trán Nhạc Tiến để cứu ông. Từ đó ông không còn thù hằn gì với Cam Ninh nữa.

Sau khi theo quân đánh An Huy, ông được phong Đãng Khấu Trung Lang Tướng, Lĩnh Phái Tướng, cùng Lã Mông đoạt được quận Kinh Châu của Lưu Bị.

34. Cam Ninh
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070204291397388598_574_574

Cam Hưng Bá sức địch muôn người không kém gì Trương Liêu quân Tào, sau một mình dẫn trăm quân đi cướp trại, tiếng tăm cũng to lắm. Ông còn bắn tên giải nguy cho Lăng Thống, xoá mối thù giết cha của Lăng Thống, xứng đáng là tay hảo hán ở đời.
Trước thì theo bên Lưu Biểu sau thì về với Tôn Quyền , là 1 mãnh tướng trong các mãnh tướng của Tôn Quyền đồng thời còn là 1 trong 2 người đánh thủy quân giỏi nhất trong Ngô quốc.

35. Lã Mông
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070205911155352375_574_574

Lã Tử Minh ngoài cống hiến trong trận Xích Bích, ông còn là người trực tiếp có công trong trận Mạch Thành bắt sống Quan Vũ, chiếm lại Kinh Châu. Nhưng sau này, Tam Quốc chép ông bị hồn Quan Vũ vật chết, độc giả cũng chỉ biết đến đó mà thôi.

36. Lục Tốn
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 1307020591268014057_574_574

Lục Bá Ngôn có thể xem là hy vọng cuối cùng của nhà Ngô sau này, một mình ông làm tướng giữ Giang Khẩu, sau dùng hoả công thiêu trăm dặm trại đánh cho Lưu Bị tan tành. Khi ông lạc vào Bát quái trận của Khổng Minh thì may được cha vợ Khổng Minh là Hoàng Thừa Ngạn thương tình cứu ra, đúng là số trời vậy. Công trạng của Lục Tốn phá Thục đời sau đánh giá không kém gì Chu Du xưa kia đại phá quân Tào.

37. Tào Phi
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070206651049358066_574_574

38. Bàng Đức
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 1307020429301239472_574_574

Bàng Lệnh Doanh trước là tướng Tây Lương dưới trướng Mã Siêu, sau này Siêu bại, Bàng Đức theo Trương Lỗ, nhưng vì mưu sĩ Dương Tùng ham ăn của đút, trúng kể Tào Tháo, Bàng Đức bị bắt sống. Cảm cái ơn tri ngộ, Bàng Đức về hàng Tào. Khi ra quân đánh Vân Trường, để thể hiện quyết tâm, ông khiêng theo luôn quan tài ý chỉ chuyến này đi nếu không thắng thì không về. Không may cho Nam An Bàng Đức, gặp phải địch thủ ở đời. Vân Trường tháo nước dìm bảy đạo quân, bắt sống Vu Cấm, chém Bàng Đức, công phá Phàn Thành. Tuy Bàng Đức không thắng trong trận này nhưng lòng trung thành tiết nghĩa của ông còn được nhắc mãi. Người ta họa lại bức tranh vẽ Vân Trường ngồi trên trướng, 2 bên có Quan Bình, Châu Thương cầm đao đứng hầu, dưới là Vu Cấm quỳ xin tha mạng còn Bàng Đức đứng hiên ngang không chịu quỳ; cũng vì bức tranh này mà Vu Cấm về sau hổ thẹn mà tự vẫn.

39. Hứa Chử
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 1307020511903942388_574_574

Trọng Khang theo Tào Tháo cũng là do duyên tình cờ mà gặp, ông là người mạnh thứ nhì của binh Tào, chỉ sau mỗi có Điển Vi. Hứa Chử theo truyện tả chắc phải nhìn dữ dằn hơn ảnh vẽ nhiều, nhắc đến trận ông cởi trần đánh với Mã Siêu trời long đất lở quả thấy tấm tắc

40. Tào Nhân
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070205911799044789_574_574

Tào Tử Hiếu cùng em là Tào Hồng cũng theo Tào Tháo từ những ngày ở Duyện Châu, 2 anh em bắn cũng cưỡi ngựa đều giỏi. Tào Nhân sau này trong trận giữ Phàn Thành bắn tên trúng Quan Công khiến Quan Công phải nhờ Hoa Đà cạo xương chữa thuốc.

41. Trương Liêu
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070206662110812518_574_574

Văn Viễn được Tam Quốc miêu tả là người trung nghĩa. Trước ông theo Lã Bố, trong trận Bộc Dương suýt lấy mạng Tào Tháo. Sau ở Lầu Bạch Môn, Tào Tháo dùng lễ đối đãi, lại có Lưu Bị và Vân Trương xin cho, ông mới theo hàng Tào Tháo. Sau này, khi Quan Công bị Tào Tháo vây khốn ở núi Thổ San, chính Trương Liêu đã dùng 3 điều thiệt hơn để dụ hàng Quan Vũ. Oai danh Trương Liêu sau này còn vang dậy khi một trận đánh tan quân Đông Ngô, chặt cầu Tiêu Sư, suýt chút nữa lấy mạng Tôn Quyền. Cũng may Tôn Quyền thúc ngựa bay qua cầu mà thoát, không kém gì Lưu Bị nhảy ngựa ở Đàn Khê

42. Từ Hoảng
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 1307020666576405767_574_574

Từ Công Phụng rất dễ nhận vì sở trường vũ khí là cây búa lớn.

• Chân Thị
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 13070830392090388904_574_574

Hoài Hoàng hậu Chân Thị (? - 251), còn gọi là Chân Hoàng hậu là vợ của Ngụy Tề Vương Tào Phương, hoàng đế nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Chân thị là người Vô Cấp thuộc quận Trung Sơn nước Ngụy. Ông nội của bà là Chân Nghiễm, An Thành Hương Mục Hầu , anh trai của Văn Chiêu Hoàng hậu, Khi Tào Tháo đánh bại được cha con Viên Thiệu, Tào Phi đã lấy vợ của Viên Hy(con trai Viên Thiệu) là Chân Thị về làm vợ. Sau này Chân Thị sinh ra Tào Duệ là người kế nghiệp Tào Phi (Nguỵ Minh đế) nhưng vẫn vị thất sủng. Khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế sủng ái Quách thị và Chân Thị bị buộc phải tự vẫn.

Chân thị qua đời năm 251, thụy hiệu của bà chỉ có một chữ thay vì hai chữ là do chồng bà bị phế năm 254.

• Thái Diễm
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 1307084823657176538_574_574

Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim. Tương truyền, thấy một người chụm củi, ông bảo: “Tôi nghe tiếng củi đó nổ, biết là củi tốt, sao đem chụm cho uổng”. Ông xin khúc củi về, làm một cây đàn, tiếng rất trong.

Nàng Thái Diễm lên 8 đã giỏi đàn. Có chồng là Vệ Đạo Giới nhưng lại góa chồng sớm, không con. Đương lúc Đổng Trác nổi loạn, nàng bị rợ phương bắc bắt về đất Phiên, phải sống tủi nhục ở đất Hung Nô. Nàng nhớ quê hương, mới làm ra 18 khúc kèn rợ Hồ. Những bản nhạc này truyền vào Trung Nguyên. Tào Tháo là chúa nước Ngụy, trước vốn là bạn thân của cha nàng, nay lại thưởng thức bản nhạc, động lòng thương xót, mới sai người đem ngàn lượng vàng lên phương bắc chuộc nàng về.

Vua đất Hồ là Tả Hiền vương vốn sợ uy thế của Tào Tháo phải cho người đưa nàng về Hán. Tháo lại đứng làm chủ gả nàng cho Đổng Kỷ.

Khi về nước, nàng Thái Diễm có làm bài “Bi phẫn thi” dài 540 chữ, tả nỗi long đong của nàng, lời cực kỳ thống thiết, mỗi chữ như một giọt lệ.

Dục tử bất năng đắc,

Dục sinh vô nhứt khả.

Bỉ sương giả ha cô?

Nãi lao thử ách họa!


Nghĩa:

Muốn chết mà không được,

Muốn sống thêm vất vả.

Hỡi trời xanh tội gì?

Bắt ta gặp tai họa!


Hồ phong xuân hạ khởi,

Phiên phiên suy ngã y,

Túc túc nhập ngã nhĩ.

Cảm thời niệm phụ mẫu,

Ai thán vô cùng dĩ!


Nghĩa:

Xuân hạ, gió Hồ nổi,

Phất phất tà áo ta.

Ào ào bên tai thổi,

Cảm xúc sinh nhớ nhà,

Cùng khổ thay nông nỗi.


Một hôm, Tào Tháo đem quân đánh Lưu Bị, tiện đường ghé thăm. Đổng Kỷ làm quan xa chỉ có nàng ở nhà. Nghe tin Tháo đến, nàng vội ra rước vào. Tháo ngồi trên sập, nàng thi lễ xong chắp tay đứng hầu bên. Tháo nhìn lên vách, chợt thấy một tấm bìa treo, có ghi bài văn bia, bèn đứng dậy bước đến xem và hỏi nguồn gốc. Thái Diễm thưa:

- Đây là bài văn bia đề một nàng Tào Nga. Xưa đời Hòa Đế, ở vùng Thượng *** có một người đồng bóng tên Tào Vu, hay lên đồng nhảy múa. Một hôm vào ngày mồng 5 tháng 5, Vu say rượu, đứng múa may trên thuyền, sẩy chân té xuống sông chết. Cô con gái của Vu vừa lên 14 tuổi, quá thương cha, cứ đi dọc bờ sông kêu khóc suốt 7 ngày đêm, rồi nhảy xuống nước mất tích. Qua 5 ngày sau, bỗng thấy nàng đội xác cha nổi lên mặt sông. Người trong làng vớt xác cả hai chôn cất. Quan huyện Thượng *** là Đỗ Thượng tâu việc ấy về triều. Triều đình khen nàng Tào Nga là gái hiếu, truyền cho lập bia. Đỗ Thượng lại sai Hàn Đan Thuần làm bài văn khắc vào bia để ghi lại việc ấy. Hàn Đan Thuần bấy giờ mới 13 tuổi, cầm bút viếc ngay một hơi thành bài văn, chẳng phải sửa chữa một chữ. Đỗ Thượng chịu là hay, cho khắc vào bia dựng bên mộ nàng Tào Nga. Thời bấy giờ, ai đọc cũng lấy làm lạ. Tiếng văn hay đồn dậy xa gần… Phụ thân thiếp nghe tiếng cũng tìm đến xem, gặp lúc trời tối, không nhìn thấy chữ, phải sờ vào bia, lần từ nét mà đọc. Đọc xong, người lấy bút viết 8 chữ lớn vào sau lưng bia. Về sau, có người khắc cả 8 chữ vào đấy.

Tào Tháo thấy 8 chữ ấy cũng ghi trên bức bia, bên cạnh bài văn như sau: “Hoàng quyến, ấu phụ, ngoại tôn, tê cửu”.

Tháo hỏi Diễm:

- Nhà ngươi có hiểu ý nghĩa 8 chữ này không?

Nàng thưa:

- Tuy là di bút của cha, nhưng thú thật thiếp cũng hiểu ý nghĩa ra sao.

Tháo quay lại hỏi các mưu sĩ, mọi người đều chịu không biết. Bấy giờ có quan Chủ bạ là Dương Tu lên tiếng:

- Tôi hiểu ra rồi.

Tu giải:

- Tám chữ đó là ẩn ngữ của Thái Ung. “Hoàng quyến” là lụa màu vàng, tức là màu sắc của tơ (ti sắc), chữ “ti” với chữ “sắc” hợp lại thành chữ “tuyệt”. “Ấu phụ” nghĩa là con gái còn nhỏ, tức là “thiếu nữ”. Chữ “thiếu” đứng bên chữ “nữ” hợp thành chữ “diệu”. “Ngoại tôn” là cháu ngoại. Cháu ngoại tức là đứa con của con gái mình (nữ nhi tử). Chữ “nữ” chắp với chữ “tử” thành chữ “hảo”. “Tê cửu” là cái cối giã hành tỏi. Cái cối là vật chịu cay (thụ tân). Chữ “thụ” đặt bên chữ “tân” thành chữ “từ”. Tóm lại, đó là ẩn chữ “Tuyệt diệu hảo từ”, tức Thái Ung đã hết lời khen tặng văn chương của Hàn Đan Thuần vậy.

Mọi người đều khen Dương Tu tài thức mẫn tiệp.

41. Quách Gia
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối 1307082216110072533_574_574

Quách Gia (170 - 207), tự Phụng Hiếu , là một nhà chiến lược và mưu sĩ trọng yếu của Tào Tháo trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc tại Trung Quốc. Trong 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, tài năng của Quách Gia đã giúp nhiều cho Tào Tháo trong các chiến thắng của ông trước các kẻ thù như Lã Bố và Viên Thiệu, cũng như thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn là Đạp Đốn. Chính vì thế, ông là một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo.

Tào Tháo đang thời gian chiêu mộ những người hiền sĩ để chống lại giặc Khăn vàng. Tào đã thu nạp được Tuân Úc, Tuân Du, Trình Dục là các hiền sĩ thời bấy giờ. Trình Dục bảo với Tuân Úc rằng: "Tôi là một người quê kệch, học hành chưa được mấy, không xứng đáng với sự tiến cử của ông. Nay tôi biết có một người cùng làng với ông, tên là Quách Gia, tự là Phụng Hiếu, người ấy thực là hiền sĩ thời nay, sao không triệu ra?"
Úc nói chuyện với Tháo, Tháo cho mời ngay Quách Gia đến Duyệt Châu để bàn việc lớn.

Và trong 11 năm, Quách Gia đã theo Tào Tháo đánh Đông dẹp Bắc: Phá Khăn vàng, bắt Lã Bố, diệt Viên Thuật, thu Viên Thiệu, thọc sâu vào Tài Bắc, ruổi thẳng đến Liêu Đông... Tào Tháo thống trị phần lớn Trung Quốc thời đó đều nhờ vào mưu lược của Quách Gia cả!

Người ta nhắc nhiều đến trận Xích Bích, là trận đánh chia 3 thiên hạ, thấm đẫm máu xương. Nhưng có một trận đánh khác cũng ác liệt không kém, đó là trận Quan Độ. Nhờ trận Quan Độ, Tào Tháo mới tạo được thế lực để dần thống nhất thiên hạ. Trong trận Quan Độ, quân Tào là bên yếu thế: quân ít, lương cạn. Thế mà lại giành được thắng lợi trước quân Viên Thiệu hùng mạnh hàng trăm vạn. Trận thắng này mang tầm tư duy chiến lược rất vĩ đại của Quách Gia: Thắng trận là nhở bởi mưu lược, không cần phải quân đông, lương nhiều. Quách Gia đã biết trước được thất bại của Viên Thiệu bởi Thiệu là người không biết quyết đoán, không biết dùng hiền sĩ.

Trước khi nhắm mắt, Quách Gia đã định kế lấy Liêu Đông, diệt tận gốc tập đoàn Viên Thiệu mà không phải khó nhọc cất quân. Tào Tháo lắm mưu nhiều trí cũng phải gật đầu thán phục: "Quả đúng như lời đoán của Phụng Hiếu"
Quách Gia chết khi mới có 38 tuổi, một độ tuổi đang chín muồi. Mười một năm theo Tào Tháo đi đánh dẹp, ông đã lập được rất nhiều kỳ công.
Người đời sau có thơ rằng:
Trời sinh Quách Phụng Hiếu
Hào kiệt đã nức danh
Ruột chứa đầy kinh sử
Bụng xếp chật giáp binh
Lập mưu ngang Phạm Lãi
Bày mẹo tựa Trần Bình
Đáng tiếc lại chết sớm
Trung Nguyên cột trụ nghiêng

Người tài thì thường đoản mệnh, mà Quách Gia là một ví dụ. Nếu Quách Gia không mất sớm thì chắc gì Tào Tháo đã thua trận Xích Bích và chưa chắc thế chân vạc đã hình thành? Điều này có trong truyện:
Sau khi thua trận ở Xích Bích, Tào Tháo chạy về Nam Quận, các tướng sĩ mở cuộc rượu giải buồn, bỗng Tào Tháo ngẩng mặt lên khóc hu hu: "Ta khóc Quách Phụng Hiếu đó. Nếu Quách Phụng Hiếu còn sống thì không đến nỗi có trận thua này. Thương xót thay Phụng Hiếu. Đau đớn thay Phụng Hiếu! Mến tiếc thay Phụng Hiếu!"
Quả là:
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Sóng vùi dập hết anh hùng
Được, thua, phải, trái thoắt thành công
Non xanh nguyên vẻ cũ
Mấy độ bóng tà hồng!
Về Đầu Trang Go down
 
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P. cuối
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4
» Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.1
» Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2
» Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.3
» Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.5

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum cua Quân Đoàn Oblivion :: Trò chuyện :: Truyện đọc-
Chuyển đến