Forum cua Quân Đoàn Oblivion
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Do nhiều bạn trong đoàn hoặc các bạn khác không tạo được ID của 4rum, thì hãy dùng ID và pass này để truy cập và post câu hỏi cùng nhau thảo luận . ID : oblivion2012 - password : ngoalong2012
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2

Go down 
Tác giảThông điệp
SebastianZ
Admininstrator
SebastianZ


Tổng số bài gửi : 106
Reputation : 0
Join date : 05/03/2012
Age : 32

Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2   Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2 EmptySat Mar 24, 2012 1:10 pm

6. Mã Siêu
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2 13070205911331528244_574_574
Mã Siêu sinh năm 176 tại Lũng Môn (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Ông là con trưởng của Mã Đằng, thứ sử Tây Lương. Mã Siêu được miêu tả trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, lúc ra trận mình mặc hổ phù, tay cầm trường thương, oai phong lẫm liệt vô cùng.

Năm 191, Đổng Trác bị Lữ Bố giết chết. Sau đó Lý Thôi, Quách Dĩ là 2 tướng cũ của Đổng Trác đánh bại Lữ Bố, uy hiếp Hán Hiến Đế, nắm quyền ở Trường An. Năm 193, thứ sử Tây Lương Mã Đằng liên kết với Chinh tây tướng quân Hàn Toại dẫn 10 vạn quân về Trường An. Lý Mông, Vương Phương là 2 tướng của Đổng Trác kéo quân ra nghênh chiến. Mã Siêu (khi đó mới 17 tuổi) đâm chết Vương Phương, bắt sống Lý Mông. Lý Thôi, Quách Dĩ thấy Mông, Phương cùng bị giết cả bấy giờ mới chỉ giữ vững các cửa thành, mặc bên kia khiêu chiến thế nào cũng không ra. Quả nhiên chưa được hai tháng, quân Mã Ðằng, Hàn Toại cạn lương, hai tướng phải bàn nhau rút quân về.

Năm 211, Tào Tháo lấy danh nghĩa thiên tử triệu Mã Đằng về triều. Mã Đằng bèn tìm kế phản Tào Tháo nhưng kế hoạch bại lộ, Mã Đằng và 2 con Mã Hưu, Mã Thiết bị Tào Tháo giết. Mã Đại là cháu Mã Đằng trốn về được báo cho Mã Siêu. Mã Siêu tức giận hợp cùng Hàn Toại và bộ tướng là Bàng Đức kéo 20 vạn quân báo thù cho cha. Quân Tây Lương chiếm được Trường An, rồi chiếm luôn ải Đồng Quan. tào Tháo kéo quân đến ải Đồng Quan bị Mã Siêu đánh bại, nhờ Hứa Chử cứu thoát, từ đó chỉ cố thủ. Mã Siêu cho quân tấn công liên tục nhưng gặp lúc mùa đông sắp đến, Hàn Toại bàn với Mã Siêu rút quân về. Tào Tháo nhân cơ hội đó thực hiện kế phản gián, khiến Mã siêu đánh Hàn Toại. Nhân lúc quân Tây Lương rối loạn, Tào Tháo phản công, đánh bại Mã Siêu. Mã Siêu cùng Bàng Đức, Mã Đại mở vòng vây chạy thoát.

Năm 213, Mã Siêu trốn về Lũng Tây rồi đem quân đánh chiếm Ký Thành. Mã Siêu trọng dụng Dương Phụ là tướng cũ của Ký Thành. Sau đó, Dương Phụ bất ngờ đánh úp Mã Siêu, lại gặp Hạ Hầu Uyên trợ giúp Dương Phụ nên Mã Siêu chống cự không lại, cùng Bàng Đức, Mã Đại đến Hán Trung đầu hàng Trương Lỗ.

Năm 214, Mã Siêu nhận lệnh của Trương Lỗ tiến đánh ải Hà Manh để cứu viện cho Lưu Chương đang bị Lưu Bị tấn công. Mã Siêu đến Hà Manh quan, đánh nhau một trận kinh hồn với Trương Phi, sau Lưu Bị nhờ Lý Khôi theo kế Khổng Minh đến dụ hàng Mã Siêu. Mã Siêu liền bằng lòng qui thuận, Lưu Bị đích thân đi đón rước, đãi vào bậc thượng tân. Cuối cùng, Mã siêu đem quân đến Thành Đô, bảo Lưu Chương ra hàng, Lưu Bị chiếm được Ích Châu, phong Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân thống lĩnh toàn bộ kị binh.

Năm 219, Lưu Bị chiếm Hán Trung của Tào Tháo, sai Mã Siêu cùng Ngụy Diên đem quân truy kích Tào Tháo khi hắn rút chạy khỏi Hán Trung. Sau đó, Lưu Bị sai Mã Siêu trấn giữ Hán Trung, đề phòng quân Ngụy.

Năm 222, Mã Siêu bệnh mất, hưởng thọ 46 tuổi. Trước khi chết, ông viết thư cho Lưu Bị bảo rằng cả nhà ông bị Tào Tháo giết gần hết nên nhờ Lưu Bị chăm sóc cho em mình là Mã Đại là người cuối cùng của nhà họ Mã.

7. Hoàng Trung
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2 13070205111871770586_574_574

Hoàng Trung, tự Hán Thăng , sinh năm 148, quê ở Nam Dương. Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ Trường Sa; về sau theo Hàn Huyền. Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, sai Quan Vũ đánh Trường Sa, chiếm được Trường Sa và tha không giết Hoàng Trung. Từ đó, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.

Năm 214, tướng Ngụy là Trương Cáp đem quân đến đánh cửa Hà Manh. Hoàng Trung và Nghiêm Nhan đem quân đánh, đẩy lùi được Trương Cáp và chiếm được núi Thiên Đăng là nơi trữ lương thảo của quân Tào.

Năm 217, Lưu Bị và Tào Tháo đánh nhau tại Hán Trung, Hoàng Trung chém chết Hạ Hầu Uyên, tướng tâm phúc của Tào Tháo tại núi Định Quân.

Năm 219, Lưu Bị lên làm vua, phong Hoàng Trung nằm trong Ngũ hổ tướng.

Năm 222, Lưu Bị dẫn 70 vạn đại quân đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ, Trương Phi. 2 người con trai của Quan Vũ và Trương Phi là Quan Hưng và Trương Bào liên tiếp lập công nên Lưu Bị khen ngợi và bảo các tướng theo mình từ trước nay đã già cả hết, không còn làm được gì. Hoàng Trung nghe thế tức giận liền dẫn quân đến Di Lăng nghênh chiến quân Ngô. Hoàng Trung gặp Phan Chương, chém chết tướng Phan Chương là Sư Tịch, Phan Chương chống cự không nổi bỏ chạy. Quan Hưng, Trương Bào đến khen ngợi Hoàng Trung và khuyên ông quay về nhưng Hoàng Trung không nghe.Ðánh được vài hiệp, Phan Chương bỏ chạy, Hoàng Trung rượt theo, không ngờ bị Phan Chương bắn một mũi tên, Hoàng Trung né khỏi, rồi lại rượt theo nữa. Rượt được chừng vài dặm, xảy có tiếng chiêng trống nổi dậy, hai đạo binh mai phục ào tới , một phía là Chu Thái , một phía là Hàn Đương xông ra một lượt. Phía trước Phan Chương phủ vây Hoàng Trung vào giữa. Hoàng trung cố sức chống cự lại tiếp tục bị trúng tên, may nhờ có Quan Hưng, Trương Bào đến cứu. Lưu Bị nghe tin Hoàng Trung trọng thương thì đến thăm và nhận lỗi. Hoàng Trung bảo mình đã già, có chết cũng vừa, xin Lưu Bị bảo trọng long thể để chiếm Trung Nguyên. Đến nửa đêm, Hoàng Trung tắt thở. Lưu Bị đau buồn, sai đưa về Thành Đô chôn cất tử tế.

8. Bàng Thống
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2 13070204291914225411_574_574

Bàng Thống, tự Sỹ Nguyên (178-213), đạo hiệu Phượng Sồ tiên sinh, là quân sư nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, sống vào cuối thời nhà Hán, đầu thời Tam quốc, thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông.

Bàng Thống quê ở Tương Dương, được La Quán Trung miêu tả trong Tam quốc diễn nghĩa là "người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râu ngắn, hình dung xấu xí". Tư Mã Đức Tháo nhận xét về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ".

Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền, trong trận Xích Bích từng theo kế phản gián của Chu Du hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là để dùng kế hỏa công. Nhờ Bàng Thống mà khi Chu Du sử dụng hỏa công, thuyền của Tào Tháo tập trung lại thành một cụm nên không chạy thoát được, cháy rụi hết. Sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc tiến cử Bàng Thống cho Tôn Quyền nhưng Bàng Thống không được Tôn Quyền trọng dụng nên đến Kinh Châu theo Lưu Bị.

Năm 212, Lưu Chương, thứ sử Ích Châu bị Trương Lỗ từ Hán Trung uy hiếp nên mời Lưu Bị đem quân từ Kinh Châu đến cứu. Bàng Thống với vai trò là quân sư cùng Lưu Bị dẫn 5 vạn quân vào Tây Xuyên. Khi Lưu Bị vừa đến Tây Xuyên, Lưu Chương thân hành ra đón. Bàng Thống cùng Pháp Chính bàn mưu cho Lưu Bị nhân dịp giết Lưu Chương rồi chiếm lấy Tây Xuyên nhưng Lưu Bị cho đó là hành động bất nhân nên không làm. Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Bàng Thống bảo Ngụy Diên trong tiệc đứng dậy múa kiếm rồi đâm chết Lưu Chương, Lưu Bị đứng dậy ngăn cản và sau khi hết bữa tiệc, ông trách Bàng Thống rất nặng nề.

Sau đó, Lưu Chương nhờ Lưu Bị đến ải Hà Manh Quan để ngăn Trương Lỗ. Lưu Bị vui vẻ ra đi. Về sau, Lưu Bị mượn quân, lương của Lưu Chương không được nên tức giận muốn đem quân đánh Lưu Chương. Bàng Thống bày kế cho Lưu Bị giết Cao Bái và Dương Hoài, hai tướng của Lưu Chương, đoạt ải Phù Quan, tiến đánh Lạc Thành. Lưu Chương nghe tin đó họp cùng các tướng bàn kế chống Lưu Bị.

Để đánh chiếm Lạc Thành, quân Kinh Châu chia làm hai đường. Bàng Thống cùng Ngụy Diên làm tiên phong tiến theo con đường nhỏ phía Nam, Lưu Bị theo con đường lớn phía Bắc. Tuy nhiên, Bàng Thống vì chủ quan khinh địch nên lọt vào trận mai phục của Trương Nhiệm, tướng Tây Thục nên cả người lẫn ngựa chết dưới chân gò Lạc Phượng. Trong Tam quốc diễn nghĩa, trước khi Bàng Thống tiến quân, Khổng Minh đã đưa thư cảnh báo nhưng Bàng Thống nghĩ Khổng Minh ghen tị với mình nên không nghe lời can của Khổng Minh và Lưu Bị. Đến lúc hành quân, con ngựa của Thống quáng mắt, sa chân, hất Thống té xuống ngựa. Lưu Bị thấy vậy đổi con ngựa trắng mình đang cưỡi cho Thống. Thống lạy tạ ơn rồi sau đó kết cục như ở trên. Bàng Thống chết năm 35 tuổi (năm 213). Người đời sau theo chuyện đó cho rằng Bàng Thống vì ganh tị với Khổng Minh nên mất sớm, nếu Bàng Thống còn sống thì Lưu Bị có thể đã thống nhất được thiên hạ.

9. Ngụy Diên
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2 130702059173851642_574_574

Ngụy Diên (175-234) tự là Văn Trường là một tướng của Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.

Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngụy Diên ban đầu là một viên tướng có chức vụ trung bình của Lưu Biểu nhưng chính sử lại không ghi nhận điều này. Ngụy Diên đã đầu hàng và theo phò Lưu Bị sau khi Lưu Bị chiếm được Trường Sa khoảng năm 209.

Năm 211, Ngụy Diên cùng tham gia chiến dịch của Lưu Bị đánh Ích Châu, ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tiêu bản:Harvcol. Tài năng của Ngụy Diên đã giúp ông được trọng dụng và trở thành một trong những vị tướng trụ cột Lưu Bị vài năm sau đó. Lưu Bị đã phong Ngụy Diên là Thái thú Hán Trung (漢中)[1] năm 219.

Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngụy Diên còn là một tướng thường mang lòng phản trắc, phản chủ cầu vinh. Lúc Gia Cát Lượng Qua đời, Ngụy Diên tạo phản nhưng đã bị Mã Đại và Trương Vĩ giết chết theo kế của Gia Cát Lượng trước khi mất đã truyền cho.

Theo nhiều ý kiến thì Gia Cát Lượng có thành kiến không tốt với Ngụy Diên nên thường hay đem lòng nghi ngờ lòng trung thành của ông. Dù có lần Ngụy Diên hiến kế hay (đánh Nguỵ từ đường tắt là hang Tý Ngọ để tập kích vào Tràng An chứ không đi theo đường chính diện sẽ lâu và lộ liễu) nhưng Gia Cát Lượng vì thành kiến cá nhân nên không nghe theo. Kết quả thực tế cho thấy 6 lần Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn không theo kế của ông lần nào và đều không thành công.

Sách "Tam Quốc ngoại truyện" cho rằng chính Nguỵ Diên bị Dương Nghi vu hãm, còn bản thân ông là người tốt. Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng xác minh điều này: sau khi Gia Cát Lượng chết, vua Thục là Lưu Thiện ở Thành Đô liên tiếp nhận biểu của cả Nguỵ Diên và Dương Nghi tố cáo nhau làm phản nên không phân biệt được phải trái. Sau khi Nguỵ Diên bị giết rồi, không lâu sau chính Dương Nghi cũng bị Lưu Thiện xử tử.

10. Quan Bình
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2 13070227801106092765_574_574

Quan Bình chưa rõ năm sinh nhưng nếu căn cứ vào tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì có thể ông sinh vào khoảng năm 190. Ông là người Hà Bắc. Thân phụ của ông là Quan Định, một người dân thường. Năm 200, Quan Vũ sau khi qua 5 ải, chém 6 tướng đến Hà Bắc tìm Lưu Bị thì ghé qua nhà Quan Định. Quan Định bèn xin Quan Vũ nhận Quan Bình theo. Quan Vũ chưa có con nên nhận Quan Bình làm con nuôi. Khi đó, Quan Bình mới 10 tuổi.

Năm 211, Lưu Bị nhận lời Lưu Chương vào Tây Xuyên để giúp Lưu Chương chống lại Trương Lỗ. Lưu Bị đem 5 vạn quân và 1 số tướng vào Tây Xuyên trong đó có Quan Bình. Tuy nhiên sau đó Lưu Bị và Lưu Chương có mâu thuẫn nên xảy ra chiến tranh giữa 2 người. Năm 213, Bàng Thống là quân sư của Lưu Bị bị tướng Thục là Trương Nhiệm bắn chết, Lưu Bị phải bảo Quan Bình đem thư cầu cứu về Kinh Châu giao cho Khổng Minh. Khổng Minh nhận được thư, bèn dẫn Trương Phi, Triệu Vân vào Tây Xuyên, giao Kinh Châu lại cho Quan Vũ và Quan Bình.

Năm 219, Ngô và Ngụy liên quân đánh Kinh Châu. Khổng Minh sai Quan Vũ và Quan Bình tấn công Phàn Thành của Tào Nhân để chống lại quân Ngụy. Quan Vũ chiếm được Tương Dương, sau đó lại tiêu diệt quân cứu viện của quân Ngụy do Vu Cấm, Bàng Đức chỉ huy kéo đến Phàn Thành. Tuy nhiên sau đó quân Ngô đánh úp Kinh Châu, Từ Hoảng kéo quân đến giải vây Phàn Thành đánh bại Quan Bình, khiến Quan Vũ phải kéo về Kinh Châu tuy nhiên Kinh Châu đã mất nên đến ở tạm Mạch Thành ( nay thuộc Hà Bắc). Sau đó Quan Vũ và Quan Bình trên đường chạy về Tây Xuyên bị quân Ngô bắt được, cả 2 cha con đều bị hành hình. Quan Bình mất năm 219, khi mất ông khoảng 29 tuổi.

Nguồn http://diendan.tamquoctruyenky.com by Friends
Về Đầu Trang Go down
 
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum cua Quân Đoàn Oblivion :: Trò chuyện :: Truyện đọc-
Chuyển đến