Forum cua Quân Đoàn Oblivion
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Do nhiều bạn trong đoàn hoặc các bạn khác không tạo được ID của 4rum, thì hãy dùng ID và pass này để truy cập và post câu hỏi cùng nhau thảo luận . ID : oblivion2012 - password : ngoalong2012
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4

Go down 
Tác giảThông điệp
SebastianZ
Admininstrator
SebastianZ


Tổng số bài gửi : 106
Reputation : 0
Join date : 05/03/2012
Age : 32

Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4   Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 EmptySat Mar 24, 2012 1:02 pm

15.Trương Giác
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 1307020666990440394_574_574

Cự Lộc tướng quân Trương Giác bình sinh là tú tài nhưng thi hỏng, khi đi hái thuốc được Nam Hoa Lão Tiên tặng cho bộ sách “Thái bình yêu thuật”, nhờ chăm chỉ tập luyện mà sau thành tài có thể gọi gió hô mưa, chữa bệnh cứu người! Trương Giác tự xưng làm “Đại hiền lương sư”, trước rêu rao rằng “Trời xanh đã mất, Trời vàng nên dựng, Đến năm Giáp Tý, Thiên hạ thái bình”; sau cùng 2 em là Trương Lương, Trương Bảo - Thiên, Địa, Nhân Công 3 tướng xúi giục dân chúng bạo loạn lật đổ nhà Hán. Chính sử chép đó là giặc Khăn vàng (Hoàng Cân) dưới thời Linh Đế. Kể ra cũng khổ cho 3 anh em nhà này, Hán Đế tin dùng hoạn quan, cái loạn “Thập Thường Thị” đã làm cho triều đình thối nát, nông dân có khởi nghĩa cũng là chuyện dễ hiểu; vậy mà bị gọi là “giặc”. Chưa kể những cuốn sách tu luyện mà Trương Giác được tiên nhân trao tặng, đã “Thái bình” lại còn “yêu thuật” - mới nghe đã thấy có phần trái ngược. 3 anh em nhà này sau không làm nên chuyện gì, Trương Giác bị bệnh mà mất, Trương Lương bị Hoàng Phủ Tung chém, Trương Bảo bị Chu Tuấn trừ; loạn Hoàng Cân coi như được dẹp bỏ mặc dù dư đảng thì vẫn sót lại đến các phần sau của truyện. Mao Tôn Cương đã có lời bình tuyệt hay cho 2 hồi đầu về giặc Khăn vàng:
Mở đầu truyện đã có ba tên giặc xưng hiệu Thiên Công, Địa Công, Nhân Công; đó là điểm báo trước cho đất nước chia thành 3 mảnh, bởi lẽ ba nước Nguỵ, Ngô, Thục sau này xây dựng trên ba yếu tố: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà.
Cũng như khi Lưu Bang chưa dấy nghiệp đã có Ngô Quảng, Trần Thiệp dẫn trước. Lưu Tú sắp lên ngôi thiên tử cũng đã có giặc Xích Mi, Đồng Mã xuất hiện trước. Đưa ra ba anh em họ Trương, rồi lại đưa ra ba anh em khác kết nghĩa, đó là phép lấy vai khách làm nổi vai chủ trong truyện vậy.

16. Đổng Trác
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 1307020511849864976_574_574

Đổng Trác là Trung Lang Tướng quân của Hán triều, nhưng mới buổi đầu ra trận đã bại trong tay Trương Giác, may có 3 anh em Lưu Quan Trương đánh cứu mà thoát nạn. Ít ai ngờ trông Đổng Trác như vậy mà cũng khuynh đảo triều đường nhà Hán mấy phen, đồng thời tạo nên nhiều biến cố lịch sử thời “tiền” Tam Quốc. Đổng Trác vốn là tướng Tây Lương, sau lại được phong làm Tây Lương thứ sử, tự nhiên lại thành ra hổ báo ở đời, luôn tiện có chiếu trừ hoạn quan của Hà Tiến mà tiện đường kéo về kinh làm phản. Cái tội làm loạn giang sơn này trước phải trách Hà Tiến sai lầm, đúng như Tào Mạnh Đức đã cười rằng: “Kẻ làm thiên hạ đại loạn chính là Hà Tiến”. Sau Đổng Trác được thời, đúng như hổ thêm cánh, trừ hoạn quan rồi thì nghiễm nhiên thành công hầu, rồi một tay phế Thiếu Đế lập Trần Lưu Vương, tha hồ lũng đoạn triều chính. Có lẽ việc thành công nhất mà Đổng Trác làm được là thu phục được Lã Bố làm con nuôi, tuy 2 cha con nhà này đều là giống sói lang, nhưng phải thừa nhận Đổng Trác đãi Phụng Tiên rất hậu, nhờ thế mà Lã Bố hết mực trung thành. Chưa kể đến Lý Nho cũng đáng được coi là mưu sĩ tài ba dưới trướng, thế của Trác quả là không ai bì được. Mãi sau này phải nhờ Vương Doãn lập kế liên hoàn, nhờ tay Điêu Thuyền mới trừ được cái hoạ cho nước nhà. Đổng Trác cho đến lúc chết chắc cũng không ngờ mình bị trúng mỹ nhân kế rồi mất mạng trong tay đứa con nuôi. Tích “Náo loạn Phụng Nghi Đình” Đổng Trác phóng kích sau thành 1 tích tuồng rất tâm đắc trong dân gian Đổng Trác khi sống bạo ngược quá, đến khi chết không được toàn thây. Trong Tam Quốc có chép đoạn Đổng Trác chết rồi, xác vứt ngoài chợ, có quan Thị Trung là Sái Ung đến khóc; Vương Doãn lấy tích Vũ Đế không giết Tư Mã Thiên nên có sách sử gièm pha truyền lại để mà chém Sái Ung. Người đời sau bàn rằng: “Ung khóc Trác đã là không phải, nhưng Doãn giết Ung thì là quá lắm” - điềm báo sau này Vương Tư Đồ không toàn mệnh lâu được. La Quán Trung quả là có cái tài viết truyện dã sử, các yếu tố xen lẫn rất tài tình thú vị, đọc xong thấy tấm tắc

17. Lã Bố
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 1307020511965389669_574_574

Lã Bố có thể xem là hổ tướng mạnh nhất trong những người mạnh nhất của Tam Quốc từ đầu chí cuối. Tuy vô mưu nhưng cái dũng của Phụng Tiên quả làm người ta nể phục. Sự nghiệp cầm quân của Lã Ôn Hầu cũng có nhiều điểm đáng phục: một mình chiến với Lưu Quan Trương bất phân thắng bại, một mình đánh bại các tướng mạnh nhất của Tào Tháo, trong trận Bộc Dương lại suýt lấy mạng Mạnh Đức, sau này bắn kích ở nha môn giải nguy cho Lưu Bị. Lã Bố bình sinh dùng Thiên phương hoạ kích, cưỡi ngựa Xích thố ngày lướt ngàn dặm, kể cũng là lẫm liệt nhất Tam Quốc rồi, Cẩm Mã Siêu hay Khương Duy sau này chắc cũng không bì được.
Người đời thường gọi là Chiến Thần Lữ Bố , nguyên là 1 viên tướng dưới trướng Đinh Nguyên, Đổng Trác thấy y có hữu ích cho mình nên dung kế chiêu dụ y bằng cách ban tặng ngựa Xích Thố quí hiếm, vốn nhận được bổng lộc của Đổng Trác , y quay mặt lại với chủ chém chết Đinh Nguyên đi theo Đổng Trác và nhận Trác làm cha nuôi , ko bao lâu cả 2 cha con vì Điêu Thuyền mà xảy ra mâu thuẫn với nhau cuối cùng Lữ Bố giết chết Đổng Trác để giành lại Điêu Thuyền. Sự nghiệp cầm quân của Lã Ôn Hầu cũng có nhiều điểm đáng phục: một mình chiến với Lưu Quan Trương bất phân thắng bại, một mình đánh bại các tướng mạnh nhất của Tào Tháo, trong trận Bộc Dương lại suýt lấy mạng Mạnh Đức, sau này bắn kích ở nha môn giải nguy cho Lưu Bị. Lã Bố bình sinh dùng Thiên phương hoạ kích, cưỡi ngựa Xích thố ngày lướt ngàn dặm, kể cũng là lẫm liệt nhất Tam Quốc rồi, Cẩm Mã Siêu hay Khương Duy sau này chắc cũng không bì được. Y vốn có kết thân với Lưu Bị và xưng hô với nhau là huynh đệ.Do có cốt phản chủ, độc ác nên ko ai dám dung nạp cho nương nhờ, mấy lần Lữ Bố hại Lưu Bị cuối cùng y là tâm điểm thứ 2 để Tào Tháo ,Lưu Bị ,họ Tôn , Viên Thiệu giết đuổi .Ko bao lâu sau khi bị truy sát Lữ Bố đã đại bại và bị hành quyết.Ngựa Xích Thố thì rơi vào tay Tào Tháo, sau này Tào Tháo tặng cho Quan Vũ.

Điêu Thuyền
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 13070205111421663062_574_574
Vốn là con gái nuôi của tư đồ Vương Doãn, từ nhỏ đã tập ca múa và đặc biệt sắc đẹp hơn người .Cô được xếp thứ nhất trong 10 người đẹp của Trung Quốc.Vốn có sắc đẹp khuynh thành , tài ca múa lại giỏi nên Vương Doãn nhờ cô ta chia rẽ 2 cha con Lữ Bố và Đổng Trác, người mà dấy lên cuộc chiến đẫm máu của Lữ Bố và Đổng Trác chính là Điêu Thuyền.Sau khi Lữ Bố bị giết vận mệnh của cô ra sao cũng ko rõ.
Điêu Thuyền là giai nhân tuyệt thế ở đời, dân gian coi nàng là 1 trong những người con gái đẹp nhất trong lịch sử Trung Hoa; sánh vai với Chiêu Quân, Dương Quý Phi, Tây Thi.
Đời sau có thơ khen rằng:
“Tư Đồ khéo mượn khách má đào,
Chẳng dùng gươm giáo chẳng dùng đao.
Hổ Lao ba trận hoài công sức,
Phụng Nghi chiến thắng ấy lạ sao.”

Mao Tôn Cương cũng dành nhiều lời ưu ái cho Điêu Thuyền, theo ông

Mười tám lộ chư hầu không ai giết nổi Đổng Trác, thế mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương anh hùng như thế mà không thắng nổi Lã Bố, thế mà chỉ một mình Điêu Thuyền cũng làm cho Lã Bố phải đầu hàng

Có người coi Điêu Thuyền - Đắc Kỷ cùng một giuộc; nhưng công bằng mà nói, Điêu Thuyền quả có công lớn trong kế liên hoàn. Kỳ truyện cho rằng nàng chỉ một lòng yêu Vương Doãn, rồi thì sau này nàng bị Quan Công chém dưới trăng; xét ra quả có nặng lời. Lã Bố chết rồi, Tam Quốc không viết về Điêu Thuyền nữa, phàng phất cái kết cục như câu chuyện Ngô-Việt tranh hùng năm xưa, Phù Sai thua rồi, Phạm Lãi thuyền du Ngũ Hồ liệu có thực mang Tây Thi đi theo? Điêu Thuyền biến mất đột ngột như khi xuất hiện, nhà Hán được cứu rồi lại bước sang 1 chương chiến trận khác không kém phần bi tráng. Người viết bài này, đến đoạn Lã Bố - Điêu Thuyền, chợt nhớ đôi câu thơ người đời sau làm có ý minh oan cho Tây Thi: “Nếu bởi Tây Thi mà mất nước - Thì xưa Việt mất bởi tay ai”; tiếc là không nhớ hết cả bài, quên mất tên tác giả, và cũng không biết có bài nào ý như vậy mà dành cho Điêu Thuyền hay không. Nếu ai nhớ ra thì bố sung thêm vào nhé.


17. Viên Thiệu
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 1307020702398306753_574_574

Viên Bản Sơ mới nhìn quả có tướng làm chúa đất Hà Bắc, thảo nào từ những buổi đầu Tam Quốc, các lộ anh hùng tôn ông làm minh chủ lo việc hưng binh đánh Đổng Trác. Dưới trướng ông võ có Nhan Lương, Văn Xú; văn có Hứa Du, Điền Phong, Thẩm Phối, Phùng Kỷ, Thư Thụ đều là nhân tài hiếm có cả; nếu Viên Thiệu bỏ được cái thói hẹp hòi thì sự nghiệp nhà họ Viên cũng không quá lận đận. Sự nghiệp chinh chiến của Bản Sơ có lẽ cay đắng nhất là thua trận ở Quan Độ, bị Tào Tháo đánh cho mất hết nhuệ khí. Sau trận thua đó, Viên Thiệu vì xấu hổ mà bắt thắt cổ chết Điền Phong - người khi trước đã khuyên ông không nên đánh Tào. Tô Lão Tuyền đọc Tam Quốc đến đoạn này thở dài than:
Tào Tháo với Viên Thiệu hơn kém nhau ở cái độ lượng con người. Tào Tháo cho dù thắng trận vẫn cho đó là may mắn, vẫn khuyến khích người ta can gián. Ngược lại, Viên Thiệu bị thua ở Quan Độ lại nghĩ rằng: “Ai nghe ta bại trận cũng buồn, riêng có Điền Phong thì đắc ý vì đã nói trúng”. Thế rồi Viên Thiệu ra lệnh giết Điền Phong trong ngục. Than ôi, bày mưu cho kẻ trí, tuy lời trung nghĩa không ứng nghiệm vẫn được tiếng khen, còn bày mưu cho kẻ *** đần, lời nói có phải cũng bị tội. Sao đôi bên lại khác biệt đến thế.
Bản Sơ có 3 con là Viên Đàm, Viên Hy, Viên Thượng nhưng ông yêu nhất con út Viên Thượng, muốn bỏ cả lập thứ. Vì thế mà sau khi Viên Thiệu mất, anh em họ Viên lại nồi da nấu thịt, kết cục Viên Đàm bị Tào Tháo chém, Viên Hy và Viên Thượng chạy đến Liêu Đông cũng bị giết. Nhà họ Viên có thể xem như hết số từ đó, đất Hà Bắc bình định bởi bàn tay Mạnh Đức.

18. Tư Mã Ý
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 13070207021735396601_574_574

Tư Mã Trọng Đạt bắt đầu xuất hiện trong truyện khi Nguỵ chủ Tào Phi qua đởi ở tuổi 40. truyền ngôi cho Tào Tuấn; ai dè, Gia Cát Lượng vì e ngại ông nên dùng kế ly gián mà cắt chức Tư Mã Ý. Lộ trình đưa Tư Mã Ý đến với người đọc không được La Quán Trung trau chuốt như đã làm với các nhân vật thời trước, nhưng cuộc đấu trí của Khổng Minh và Trọng Đạt có thể xem là hấp dẫn nhất trong suốt mấy chục hồi từ sau khi 3 anh em Lưu Quan Trương đều đã bỏ mạng. Gia Cát luôn coi Tư Mã Ý là vật cản lớn nhất trên con đường tiến đánh nhà Nguỵ cũng là điều dễ hiểu. Chính Tư Mã Ý là người đã nhanh tay bắt Mạnh Đạt đoạt Thượng Dung, đánh bại Mã Tốc chiếm Nhai Đình, nhiều phen chặn đứng Khổng Minh ở Kỳ Sơn. Tuy một chọi một ông hay thua Khổng Minh, nhưng với kế sách thủ nhiều hơn công, Tư Mã Ý đã kìm chân Khổng Minh đến mức lục xuất Kỳ Sơn mà không nên công cán gì. Kể Tư Mã Ý cũng nhiều vận may, ông được Tào Tuấn tin tưởng hỗ trợ khi chinh chiến, binh tướng nhà Nguỵ cũng trung thành chứ không phải lo yên trong dẹp ngoài như Gia Cát, sau này lại được trời cứu mà không chết cháy trong hang Hồ Lô. Đọc Tam Quốc thấy Tư Mã Ý rất tôn trọng Khổng Minh, tuy là kẻ thù nhưng vẫn luôn miệng khen Gia Cát là bậc kỳ tài, quả xứng đáng là đa mưu túc trí, có tài thao lược ở đời. Con ông sau này là Tư Mã Chiêu cũng là kẻ có tài, khôn khéo thao túng nhà Nguỵ chứ chưa cướp ngôi vì muốn dành cho đời sau này. Chiêu cho lập Tào Hoàng lên làm hoàng đế, rồi lại cho Chung Hội, Đặng Ngải đi đánh dẹp nhà Thục. Đến khi Tư Mã Chiêu mất, con trưởng là Tư Mã Viêm (tức Tấn Vũ Đế sau này) kế nghiệp cha và chính là người nhất thống thiên hạ, kết thúc thế chia ba chân vạc, lập ra nhà Tấn.
Đi thêm vài dòng về nhà Tấn: nhà Tấn trị vì được 50 năm thì mất cả đất ở phía Tây Bắc. Con cháu họ Tư Mã lại dựng nghiệp ở phía Đông Nam, đóng đô ở thành Kiến Nghiệp (thành Nam Kinh). Sử gọi đây là nhà Ðông Tấn. Đến năm 420, Lưu Dụ cướp ngôi nhà Ðông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Lúc bấy giờ ở phía Bắc thì nhà Ngụy gồm cả nước Lương, nước Yên, nước Hạ. Thời kỳ này được gọi là thời Nam Bắc triều, kéo dài hơn 160 năm. Theo sử Việt, Giao Châu khi đó bị Nam Tống đô hộ, thuộc về giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai.

19. Khương Duy
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4 13070205111966732527_574_574

Khương Duy vừa văn vừa võ thật đáng mặt anh hào chỉ tiếc có tài nhưng ko có đất dụng võ , xuất hiện sau thời của Khổng Minh tuy làm quân sư những vẫn bị Hoàng Hạo dèm pha khiến cho Lưu Thiền khó mà tin dùng, cuối cùng cũng bị chết 1 cách ko đáng, Deng Ai-Đặng Ngãi ko tin rằng Khương Duy lớn mật to gan tới nổi 1 năm mà dám hành quân cả chục trận nên mổ bụng của y ra thì quả thật gan của Khương Duy thật là lớn khiến cho Đặng Ngãi phải khiếp sợ.
Về Đầu Trang Go down
 
Tổng hợp: Những danh tướng thời Tam Quốc P.4
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum cua Quân Đoàn Oblivion :: Trò chuyện :: Truyện đọc-
Chuyển đến